Được biết, đây mới chỉ là giai đoạn 1 trong quá trình ủng hộ của đơn vị này.
Báo Đời sống Pháp luật ngày 18/9 đưa thông tin với tiêu đề: Ai đã ủng hộ hơn 10,4 tỷ đồng, đứng đầu danh sách sao kê của MTTQ. Với nội dung như sau:
Được biết, đây mới chỉ là giai đoạn 1 trong quá trình ủng hộ của đơn vị này. Điều bất ngờ lộ ra khi “check VAR” sao kê của Huyền Baby Hằng Du Mục tự tung “sao kê” chứng minh liêm nhưng bỗng lại vướng ồn ào liên quan đến Làng Nủ Lộ diện nhân vật bị netizen đòi “check var” sao kê nhiều nhất thời điểm hiện tại: Kết quả đã rõ!
Sau 1 tuần công bố sao kê ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng do bão số 3 của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc (UB MTTQ), “đại hội” check VAR vẫn đang diễn ra sôi nổi. Tính đến sáng ngày 18/9, số tài khoản Vietcombank đã cập nhật đến ngày 14/9 còn số tài khoản Vietinbank đang dừng lại ở ngày 15/9.
Ở thời điểm hiện tại, ngoài việc kiểm tra độ “liêm” của các cá nhân và doanh nghiệp, cư dân mạng còn bày tỏ nhiều sự ngưỡng mộ với những giao dịch đi vào lòng người. Một trong số đó là khoản ủng hộ của CTCP chứng khoán SSI với số tiền 10.460.780.225 đồng (hơn 10,4 tỷ đồng). Đây đang là đơn vị ủng hộ nhiều nhất trong danh sách sao kê tính đến ngày 15/9 của MTTQ.
Theo thông tin từ dữ liệu do MTTQ cung cấp, giao dịch được thực hiện vào ngày 13/9, thông qua số tài khoản Vietcombank với nội dung: “CTCP chứng khoán SSI tài trợ cho khắc phục hậu quả thiên tai bão Yagi”.
Trước đó, doanh nghiệp này cũng có thông báo trên website về việc ủng hộ. Cụ thể, số tiền ủng hộ được huy động từ đóng góp của toàn thể cán bộ nhân viên công ty. Ngoài ra đây đang là giai đoạn 1 của chương trình cứu trợ thiên tai, nhằm mục tiêu hỗ trợ khẩn cấp cho đồng bào. Trong giai đoạn tiếp theo, công ty sẽ tiếp tục các hoạt động hỗ trợ người dân tái thiết cuộc sống và cơ sở hạ tầng dân sinh.
Không chỉ SSI, nhiều doanh nghiệp và cơ quan cũng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại với số tiền lớn như tập đoàn Bảo Việt, tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam mỗi đơn vị 5 tỷ đồng, CTCP TASCO và CTCP DNP Holding lần lượt ủng hộ 2,8 tỷ và gần 2,7 tỷ đồng. Ở lĩnh vực ngân hàng, mỗi doanh nghiệp gồm Vietcombank, Nam A Bank, SeABank, Techcombank, VPBank, VIB đều ủng hộ 2 tỷ đồng.
Trước đó MTTQ cũng đã công khai số tiền được gửi về Ban Vận động Cứu trợ Trung ương để ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3. Tính đến 17h ngày 16/9, cơ quan nhận được 1.236 tỷ đồng và đã phân bổ cho các địa phương 1.035 tỷ đồng.
Tiếp đến, báo Dân Trí cũng có bài đăng tương tự với thông tin: Sao kê và những tấm lòng thơm thảo
Nội dung được báo đưa như sau:
Đêm 12/9, Ban Phong trào – Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) công khai tài liệu gồm hơn 12.000 trang sao kê các khoản tiền ủng hộ đồng bào gặp thiệt hại do cơn bão Yagi gây ra. Một ngày sau đó (đêm 13/9), hơn 2.000 trang sao kê tiếp tục được công bố…
Khối lượng đồ sộ của tài liệu sao kê đã và đang được công bố cho thấy sự hưởng ứng mạnh mẽ của toàn dân trước lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam nhằm chung tay giúp đỡ đồng bào đang phải vật lộn với khó khăn hậu bão Yagi.
Trong danh sách mạnh thường quân, có cả những địa phương, những tổ chức, cá nhân trực tiếp bị ảnh hưởng bởi mưa bão.
Những doanh nghiệp kinh doanh còn khó khăn và thua lỗ nhưng vẫn dành nguồn lực đáng kể cho công tác thiện nguyện.
Những đơn vị có cửa hàng, cơ sở kinh doanh nằm trong tâm bão, ngoài nỗ lực hồi phục sản xuất, đảm bảo nguồn hàng, hỗ trợ nhân viên còn không quên trách nhiệm xã hội, sẵn sàng cung ứng tiền của, vật chất cho bà con tại những nơi bị ảnh hưởng nặng nề hơn.
Tôi cũng như nhiều người dân trên cả nước, truy cập bản sao kê, đã vô cùng xúc động khi đọc các thông điệp của các tài khoản gửi đến MTTQ. Có những khoản lẻ đến hàng đơn vị, là tất cả những gì còn lại trong tài khoản của người gửi, họ dốc hết cho đồng bào nơi bão lũ – những người chưa từng gặp, không biết mặt biết tên.
Có rất nhiều dòng chuyển khoản mà giá trị chưa tới 10.000 đồng hay vài chục nghìn đồng nhưng nội dung chuyển tới khiến người đọc rơi nước mắt. Đó là những khoản tiền được chuyển từ các cháu học sinh. Chưa làm ra tiền nhưng các cháu vẫn muốn được góp phần nhỏ bé của mình giúp những người đang bị lũ lụt cô lập một gói mỳ, một chiếc bánh đỡ đói lòng.
Đến đây, tôi lại nhớ đến con gái mình trong một buổi tan học về đã xin mẹ không nhận quà dịp trung thu sắp tới, dành số tiền đó ủng hộ các bạn vùng bão lũ không may bị cuốn trôi nhà cửa và sách vở…
Tính đến 17h ngày 16/9, Ban Vận động cứu trợ Trung ương tiếp nhận tổng số tiền là 1.236 tỷ đồng, và đã quyết định phân bổ hỗ trợ 2 đợt đến các địa phương với tổng số tiền 1.035 tỷ đồng.
Cũng như tại địa phương cấp cơ sở, qua loa phường, loa xóm, các thông tin ủng hộ của từng cá nhân, hộ gia đình đều được thông báo rộng rãi, việc MTTQ công khai sao kê nhận về đông đảo sự ủng hộ của công chúng, được cho là bước đi cần thiết để minh bạch nguồn thu từ quyên góp xã hội.
Đặc biệt là sau khi 12.000 trang sao kê được công bố, cho dù khối lượng thông tin khổng lồ song vẫn thu hút cộng đồng tích cực kiểm tra, tìm kiếm – mà ngôn ngữ mạng xã hội vẫn gọi là “check var”. Động thái này cho thấy, nhu cầu được tìm hiểu, tiếp cận thông tin là rất lớn.
Từ tài liệu sao kê này, dưới sự kiểm tra, giám sát của cộng đồng đã phanh phui một số bê bối gian dối, nghi vấn “ăn chặn” tiền quyên góp.
Chẳng hạn có trường hợp bán đấu giá sản phẩm với mục đích làm từ thiện, nhưng khi sản phẩm bán được với giá 10 triệu đồng, chủ sở hữu của sản phẩm lại không giữ cam kết, chỉ đóng 100.000 đồng. Sau khi đối chiếu với thông tin sao kê và bị chất vấn, người này không thể chối cãi, buộc phải xin lỗi và sửa sai bằng cách chuyển lại đúng 10 triệu đồng đến MTTQ.
Thậm chí, có trường hợp bị phát giác nhận tiền của tập thể để đóng góp ủng hộ, nhưng sau đó chỉ chuyển đi một con số tượng trưng.
Công chúng ngỡ ngàng bởi hành vi dối trá, có dấu hiệu ăn chặn, trục lợi của những cá nhân vốn được tin tưởng để đại diện cho tập thể chuyển hỗ trợ đến đồng bào bão lũ. Số tiền gần như “bốc hơi”, bị “teo tóp” hàng chục, hàng trăm lần.
Những hành vi đó, về mặt đạo đức là không thể chấp nhận, còn xét về luật pháp có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017; hoặc “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Liên quan đến việc một số người nổi tiếng bị lên án, chê cười vì thói “phông bạt”, khoe vống số tiền ủng hộ vượt quá xa số ủng hộ thực tế, người viết nghĩ rằng, đây sẽ là bài học đắt giá. Đã gọi là thiện nguyện thì hãy cứ chân thành bằng tấm lòng nhân ái, sức đến đâu làm đến đó, tùy theo khả năng mỗi người.
Có thể việc chỉnh sửa số liệu, những lời nói dối đó không ảnh hưởng đến ai, song nói mà không làm, nói một đàng làm một nẻo, cá nhân đó sẽ phải trả giá bằng chính danh tiếng bản thân, và cũng có thể bị xử lý hành chính do cung cấp thông tin giả mạo, sai sự thật trên không gian mạng.
Do đây là lần đầu tiên MTTQ thực hiện công khai sao kê các khoản đóng góp, theo đó, động thái này gây bất ngờ. Sự bất ngờ đó có lẽ khiến một số người trở tay không kịp và bị phanh phui hành vi gian dối. Đồng thời đâu đó cũng có một số người đóng góp cảm thấy ngại do không muốn tiết lộ thông tin đóng góp cá nhân.
Thiết nghĩ, điều này có thể rút kinh nghiệm. Theo đó, việc công khai sao kê từ thiện là việc tất yếu, cần làm thường xuyên, người đóng góp được lựa chọn ẩn danh nếu không muốn công khai danh tính, số tài khoản. Đồng thời cần có phương án để tránh chuyển khoản mạo danh, dẫn đến những tình huống dở khóc dở cười, ảnh hưởng danh tiếng cá nhân, tổ chức khác.
Sau khi công khai sao kê nguồn đầu vào, điều công chúng, người dân quan tâm hơn cả là minh bạch các khoản chi. Thực ra việc công khai này cũng là thực hiện theo đúng quy định pháp luật. Công khai, minh bạch khiến niềm tin của người dân tăng lên và sự ủng hộ về sau càng mạnh mẽ hơn. Chắc chắn là như vậy!